Bạn đã biết về Công nghệ theo dõi và phân tích cầu thủ đang dùng ở World Cup 2018?

Tại World Cup 2018, FIFA dùng một dạng kết hợp của hệ thống Electronic Performance and Tracking System (EPTS) – tạm dịch: “Hệ thống theo dõi và phân tích điện tử” để chuyên viên phân tích trên khán đài. Chuyên viên ngồi ghế sát sân đấu và đội y tế có thể theo dõi được những thông tin số quan trọng tùy theo ý muốn qua ba chiếc máy tính.

Mục đích của EPTS đó là hỗ trợ việc phân tích trở nên dễ dàng hơn, từ đó nâng cao hiệu quả thi đấu của cầu thủ. Công nghệ này sử dụng hệ thống camera phối hợp với các thiết bị đeo thông minh. EPTS sẽ theo dõi vị trí của cầu thủ và cả trái bóng, đồng thời phối hợp với các cảm biến như gia tốc kế, con quay hồi chuyển, cảm biến nhịp tim… để thu thập dữ liệu về vị trí, tốc độ di chuyển cũng như các thông số thể chất và sinh lý của cầu thủ.

Hiện tại hệ thống theo dõi và phân tích cầu thủ trên thế giới có ba dạng cơ bản như sau:

1. Dựa trên hệ thống camera quang học: Hệ thống này đơn giản là sử dụng các camera để thu lại hình ảnh trên sân, bằng các thuật toán phân tích ảnh, hệ thống sẽ đưa ra vị trí cầu thủ di chuyển trên màn hình. Ưu điểm của loại này là không ảnh hưởng cũng như không cần thiết phải gài bất cứ thiết bị phần cứng nào lên người của cầu thủ, rất thông dụng, tốc độ lấy mẫu cao và theo dõi được quả bóng.

Bạn đã biết vềCông nghệ theo dõi và phân tích cầu thủ đang dùng ở World Cup 2018?2. Hệ thống vị trí cục bộ LPS: Hệ thống này sử dụng các phần cứng đính lên người cầu thủ như áo đấu chẳng hạn. Các thiết bị này sẽ tương tác tín hiệu với những cột tín hiệu lắp đặt xung quanh sân bóng, từ đó phân tích chính xác vị trí cầu thủ. Cách hoạt động của nó tương tự GPS nhưng trong trường hợp này, các cột tín hiệu sẽ thay thế cho các vệ tinh.
Hệ thống này thu về được rất nhiều loại thông số, tùy vào thiết bị gắn lên người cầu thủ được trang bị nhiều hay ít cảm biến, đo rất chính xác theo thời gian thực, băng thông tín hiệu rất rộng nên khó bị nhiễu.
3. Hệ thống GPS/ GNSS: Tương tự bên trên, cầu thủ cũng sẽ được gắn lên người một thiết bị phần cứng, và thiết bị này sẽ tương tác tín hiệu với vệ tinh, từ đó trả về nhà quản lý các số liệu mà họ cần đo.

Ưu điểm là đo được nhiều loại thông số, lắp đặt nhanh, không phụ thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật viên. Tuy nhiên, các thiết bị gắn vào người chơi thường có kích thước không nhỏ, ảnh hưởng đến việc chơi bóng, độ chính xác cũng không được cao.

Vào tháng 3-2015, IFAB và FIFA đã quyết định cho phép sử dụng các thiết bị đeo công nghệ vào trong các trận đấu. World Cup 2018 cũng là nơi mà các thiết bị wearable bắt đầu được chứng tỏ vị trí thực thụ của mình trong lĩnh vực thể thao. Sau đây là video demo của FIFA cho công nghệ này.

Exit mobile version