Ford nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo – Câu chuyện những chiếc ghế đệm làm từ đậu nành

Ford scientists are using soy as a sustainable alternative to traditional seat foam. Pictured - Ford Technical Leader of Plastics Research Debbie Mielewski observes a polyol separation in the laboratory. (12/11/07)

Cách đây 10 năm, Ford lần đầu tiên sử dụng loại đệm mút chiết xuất từ hạt đậu nành cho chiếc xe Mustang đời 2008. Kể từ năm 2011, nguyên liệu này đã được Ford chính thức sử dụng cho việc sản xuất đệm ngồi, lưng ghế, tựa đầu cho các dòng xe tại khu vực Bắc Mỹ.

Loại đệm mút chiết xuất từ hạt đậu nành làm ghế ngồi cho chiếc xe Mustang đời 2008

Với hơn 18,5 triệu chiếc xe hơi đã sản xuất và khoảng 500 tỉ hạt đậu nành sử dụng vào sản xuất ghế ngồi, tính đến nay, Ford đã ngăn chặn được hơn 103 nghìn tấn khí carbon dioxide xâm nhập vào không khí. Theo báo cáo của Đại học North Carolina State (Hoa Kỳ), con số này tương đương với tỷ lệ tiêu thụ CO2 của bốn triệu cây xanh mỗi năm.

Vào năm 2007, đây được xem là bước đột phá về giải pháp thiên nhiên thay thế cho các sản phẩm làm từ hóa dầu khi Ford sử dụng đệm đậu nành. Điều này mang lại những lợi ích bền vững cho các sản phẩm xe hơi mà không gây ảnh hưởng đến độ bền hay hiệu suất.

Ý tưởng này đến từ nhà sáng lập công ty – Henry Ford với mong muốn áp dụng nguyên liệu sinh học vào sản xuất từ những năm 1940 và luôn cố gắng hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Từ năm 2000, Ford đã tập trung tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm những biện pháp tái sử dụng từ thiên nhiên nhằm thay thế các nguyên liệu nhựa làm từ hóa dầu, tiếp nối những mục tiêu mà Henry Ford đã đề ra. Vào những ngày đầu, việc áp dụng ý tưởng này vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô thật sự là một bài toán nan giải. Những chiếc đệm mút làm từ đậu nành ở thời điểm đó có chất lượng rất thấp, không hề đạt bất cứ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào về ghế ngồi trong xe. Độ bền của các mẫu đệm ngồi thử nghiệm ban đầu đều không đạt chuẩn 15 năm đối với các sản phẩm đệm xe hơi, chưa kể mùi của đệm đậu nành cũng khá khó chịu so với những chiếc ghế đệm bình thường.

Trên những bất cập ban đầu đó, Ford đã quyết định đầu tư nghiên cứu chuyên sâu nhằm cải thiện mẫu mã, điều chỉnh các hợp chất hóa học, loại bỏ các hợp chất gây mùi trong sản phẩm. CEO của Ford lúc bấy giờ – ông Bill Ford đã được giao trọng trách người “cầm lái”, cùng kết hợp với Ủy ban Đậu nành Hoa Kỳ để đầu tư nghiên cứu điều chỉnh các hợp chất hóa học và các chất gây mùi trong sản phẩm này, đảm bảo dự án đi đúng hướng.

Năm 2008, khi giá xăng dầu tăng vọt, giá trị của những chiếc đệm mút bỗng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Việc các sản phẩm làm từ polyol dầu được thay thế không chỉ tốt cho môi trường mà còn giúp cho kinh doanh phát triển. Đây chính là điều đội ngũ Ford đã làm và trông chờ lâu nay. Ford bắt đầu chia sẻ ý tưởng về tiềm năng áp dụng đệm mút đậu nành và lợi ích bền vững của chúng tới khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, Ford tiếp tục cải thiện sản phẩm không ngừng nghỉ, mở rộng liên kết với các ngành liên quan như nông nghiệp, nội thất và đồ gia dụng để tạo ra những chiếc đệm mút phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Tiếp nối thành công của những chiếc đệm mút từ đậu nành, Ford bắt đầu nhân rộng phát triển những nguyên liệu tái sử dụng khác để tích hợp với sản phẩm của mình, từ đó giúp giảm thiểu lượng khí thải từ hiệu ứng nhà kính. Các chất liệu tự nhiên còn có khả năng giảm trọng lượng và nhờ vậy làm tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho nhiều dòng xe của Ford.

Tất nhiên, việc áp dụng vật liệu sinh học vào ngành sản xuất ôtô không thể khả thi chỉ trong một sớm một chiều. Đến nay, Ford tự hào vì đã có thể áp dụng tám nguyên liệu có tính bền vững vào sản xuất, gồm: đậu nành, lúa mạch, gạo, thầu dầu, Atiso đỏ, xen-lu-lô-zơ thực vật, đay và dừa. Trong quá trình nghiên cứu, Ford dường như áp dụng tất cả các tài nguyên có thể tái sử dụng từ trang trại: từ rơm, vỏ cà chua, tre, sợi cây thùa, bồ công anh cho tới tảo. Hiện nay, Ford cũng đang triển khai nghiên cứu các ứng dụng của Carbon và là nhà sản xuất xe hơi tiên phong phát triển đệm mút và sản phẩm nhựa sử dụng khí CO2 trong ngành công nghiệp xe hơi.

Sau 10 năm kể từ ngày đầu nghiên cứu, Ford vẫn đang tiếp tục hợp tác với Ủy ban Đậu nành Hoa Kỳ để phát triển những vật liệu có nguồn gốc từ đậu nành cho các sản phẩm hợp chất cao su như vòng đệm, nút cao su và cần gạt nước trên ôtô. Trong báo cáo phát triển bền vững lần thứ 18, Ford đã được ghi nhận với những bước phát triển không chỉ về doanh số mà còn về những cam kết bảo vệ nguồn nước, xây dựng hệ thống loại bỏ chất thải ra môi trường và đầu tư vào chương trình đổi xe hơi cũ nhằm nâng cao chất lượng không khí. Đậu nành là bước đầu tiên của Ford trong quá trình phát triển vật liệu bền vững.

Exit mobile version