Một số kỹ năng lái xe an toàn trên đường đèo dốc

Những cung đường đèo dốc quanh co, là một trong những điều kiện giao thông gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là với những lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm. Để lái xe an toàn trên đường đèo dốc liên tục đổ cua, xuống dốc, người lái xe cần trang bị cho các kỹ năng sau đây.

Kiểm tra phanh và các bộ phận của xe

Để đảm bảo an toàn trước khi khởi hành, tài xế cần kiểm tra phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời cho phép. Phanh được sử dụng thường xuyên sẽ khiến dầu sôi, mất tác dụng. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra bề mặt, áp suất của lốp xe và phải luôn có lốp dự phòng.

Điều khiển ôtô khi lên dốc

Chú ý khi xe lên dốc, người lái cần quan sát độ cao và độ dài của dốc để phán đoán vị trí phải đổi số. Đối với dốc thấp cần tăng tốc độ trước khi đến chân dốc để lấy đà vượt dốc.

Đối với dốc có độ cao trung bình, tài xế cần tăng tốc lấy đà, tới giữa dốc thì về số. Lưu ý, không để động cơ có tiếng gõ, thao tác về số cần đúng kỹ thuật.

Đối với dốc lên cao, cần về các số thấp từ chân và ngang dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc (đang lên dốc cao khó về số, nên cần phải thao tác nhanh). Chú ý khi gần đến đỉnh dốc phải đi chậm, sát về phía bên phải đường, phát tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.

Điều khiển ôtô khi xuống dốc

Tương tự khi lên dốc, khi xuống dốc cũng tùy vào độ dốc và tình trạng mặt đường để gài số sao cho phù hợp.

Với độ dốc thấp có thể dùng số cao, ga nhẹ. Với độ dốc cao, lái xe về số thấp, kết hợp phanh động cơ với phanh chân để khống chế tốc độ.

Khi xuống dốc dài, tùy theo độ dốc để về số cho phù hợp, sử dụng phanh động cơ là chủ yếu, phanh chân dùng để hỗ trợ. Nếu đạp phanh chân lâu dài, má phanh sẽ bị nóng, cháy.

Lưu ý, khi chạy trên đường dốc phải giữ khoảng cách giữa các xe đủ an toàn. Khi lên dốc đề phòng xe đi trước tụt dốc, xuống dốc đề phòng xe sau mất phanh nguy hiểm.

Nếu dốc quá dài, nên chọn vị trí dừng xe, tắt động cơ để nghỉ nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ và cơ cấu phanh.

Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

Đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa

Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng. Vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững ba nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường.

Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có thể giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết

Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe

Exit mobile version