Trung Quốc chuẩn bị giảm thuế xe nhập khẩu từ Mỹ, hãng xe nào hưởng lợi?

Động thái chuẩn bị cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô từ Mỹ của Trung Quốc đã lập tức khiến giá trị cổ phiếu của nhiều nhãn hiệu tăng giá, và các nhà đầu tư cũng thở phào nhẹ nhõm...

Xe nước ngoài nhập khẩu đang được kiểm tra tại cảng Thanh Đảo, Trung Quốc

Tại cuộc đối thoại vào thứ hai với Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ, Phó thủ tướng Lưu Hạc của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể sẽ giảm thuế nhập khẩu từ 40% xuống 15 đối với ôtô sản xuất ở Mỹ.

Kristin Dzichek – một nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu ôtô nhận định: Đây là một bước đi nhằm xoa dịu cho những căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia, nhưng nó sẽ có ít ảnh hưởng tới hãng xe của Mỹ như Ford hay General Motors. Nếu quyết định giảm thuế được chính phủ Trung Quốc thông qua, những hãng xe nước ngoài đặt nhà máy tại Mỹ mới được hưởng lợi nhiều nhất.

Toyota Motor và Hyundai Motor đã theo bước tăng điểm của Daimler AG, General Motors và Tesla sau khi Bloomberg báo cáo rằng một lời đề nghị xóa bỏ mức thuế 25% tăng thêm lên xe nhập khẩu từ Mỹ năm nay đã được gửi lên chính phủ Trung Quốc. Kế hoạch sẽ được đánh giá trong những ngày tới.

Dòng chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau có được cuộc đàm phán có lợi với Trung Quốc
Dòng chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau có được cuộc đàm phán có lợi với Trung Quốc

Trong số xe nhập khẩu trị giá 51 tỉ USD năm 2017 của Trung Quốc, khoảng 13,5 tỉ USD đến từ Bắc Mỹ, bao gồm doanh số các mẫu chế được chế tạo bởi những nhà sản xuất không phải Mỹ như BMW. Trung Quốc đã nhập khẩu 280.208 chiếc, hay khoảng 10% tổng số xe nhập khẩu, từ Mỹ trong năm ngoái, dựa theo dữ liệu của China Passenger Car Association.

Xe du lịch và bán tải cỡ nhẹ Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đã có giá trị 9,5 tỉ USD trong năm 2017, và đã giảm đáng kể từ khi Trung Quốc áp đặt mức thuế trả đũa hồi mùa hè vừa qua, đồng thời tạo lợi thế cho các nhà xuất từ châu Âu và Nhật Bản.

Ngoại trừ Tesla, các nhà sản xuất ôtô của Mỹ thường đặt nhà máy tại các thị trường họ bán hàng. Cả hai hãng Ford và GM đều đã có liên doanh sản xuất ôtô từ trước đây tại Trung Quốc. Ông Dzichek cho biết Ford xuất khẩu nhiều xe từ Mỹ tới thị trường Trung Quốc hơn so với GM. Tuy nhiên, cả hai hãng xe này đều chỉ xuất khẩu một số dòng xe đặc biệt với số lượng nhỏ như các mẫu xe thể thao Ford Mustang, Chevrolet Corvette hay một số xe sang.

Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu ôtô từ Mỹ thì “người được lợi nhiều nhất” là các hãng xe đặt nhà máy ở Mỹ và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hay các hãng xe của Đức.

Doanh số xe ở Trung Quốc đã sụp đổ kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra với Mỹ

Ông Jeff Schuster, Giám đốc Dự báo Toàn cầu của LMC Automotive cho biết: Các hãng xe Đức đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cả hai phía trong “cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung”. Họ hiện là các nhà xuất khẩu xe SUV lớn nhất sang Trung Quốc từ các nhà máy ở Mỹ và đồng thời cũng đang là các nhà nhập khẩu xe sedan hạng sang lớn nhất vào thị trường Mỹ.

BMW và Daimler (sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz) lần lượt là hai nhà xuất khẩu xe lớn nhất từ Mỹ sang Trung Quốc. Năm ngoái, BMW xuất khẩu 65.000 chiếc xe sang Trung Quốc từ nhà máy lớn nhất thế giới của họ ở Spartanburg, Nam Carolina; còn Daimler xuất khẩu 57.000 chiếc từ nhà máy ở Alabama. Trong khi đó, ba hãng Ford, Fiat-Chrysler và Tesla chỉ có tổng cộng 75.000 chiếc.

Tuy vậy, vẫn chưa rõ khi nào Tổng thống Donald Trump sẽ giảm thuế suất dành cho thép và nhôm nhập khẩu. Mỹ hiện đang áp thuế 10% đối với nhôm và 25% đối với thép. Đầu năm nay, CEO của Ford, ông Jim Hackett, cho biết các mức thuế này đã “ăn mất” 1 tỉ USD của công ty.

Các hãng như Ford, GM và BMW đều ủng hộ các cuộc đàm phán, khẳng định chính phủ hai nước đang đi đúng hướng và thúc giục Mỹ và Trung Quốc thực hiện một thỏa thuận thương mại bền vững. Trong tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã thông báo một thời gian biểu cho phép các công ty nước ngoài sở hữu hơn 50% cổ phần của các công ty liên doanh địa phương.

Đối với Tesla, cắt thuế nhập khẩu sẽ cung cấp một cú đẩy cho tới khi công ty xây dựng xong nhà máy sản xuất tại địa phương. Palo Alto, một nhà sản xuất xe gốc California đang làm việc với chính quyền thành phố Thượng Hải để ây dựng một nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc.

Exit mobile version