Không chỉ các tài mới, những tay lái “lão làng” dày dặn kinh nghiệm vẫn có thể mắc phải một số lỗi trong quá trình điều khiển ô tô hằng ngày. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà các tài xế Việt thường phạm phải nhưng không hay biết.
1. Cầm vô lăng sai cách
Rất nhiều tài xế có thói quen cầm vô lăng quá thấp trong khi lái xe nhưng không biết cầm rằng cầm vô-lăng ô tô như vậy là sai cách.
Các nhà sản xuất khuyến cáo tay lái không được hướng vào đầu mà nên hướng vào vị trí xương ức với khoảng cách 25 – 30 cm. Lý tưởng nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng, tay trái hướng ở vị trí 9 giờ trên đồng hồ, tay phải hướng 3 giờ và hãy giữ tư thế ngồi thẳng.
2. Không thắt dây an toàn
Trong số 10 lỗi lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay, thì việc không thắt dây an toàn là một lỗi phổ biến nhất. Hầu hết tài xế Việt đều vô tình hoặc cố tình lờ đi việc cài dây an toàn mỗi khi lên xe. Điều này khiến họ dễ bị thương hơn nếu chẳng may va chạm xảy ra hoặc gặp tai nạn.
3. Ngồi sai tư thế
Để có một hành trình thật thoải mái an toàn, tài xế cần phải kiểm soát được chiếc xe của mình với một vị trí lái xe tốt nhất để có thể điều khiển và xử lý tất cả những tình huống có thể xảy ra. Để có tư thế ngồi tốt nhất, tài xế cần chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái, chân đặt lên bàn đặp phanh ở tư thế thoải mái, dễ xoa xở nhất, đồng thời tầm quan sát phải được đảm bảo.
4. Không gập gương chiếu hậu khi đỗ xe
Chủ động gập gương xe ô tô gọn gàng sẽ giúp xế yêu của bạn hạn chế việc va chạm đáng tiếc khi xe đỗ. Với một số gương gập bằng cơ, người khác có thể thay bạn gập lại trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra đối với gương điện, việc cố gắng gập lại bằng tay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoặc ảnh hưởng đến bộ điện.
5. Đỗ xe lệch bánh
Với điều kiện đường sá chật chội và phương tiện đông đúc ở thành phố, dễ bắt gặp trường hợp tài xế thường xuyên đỗ xe ô tô sát vỉa hè hay đỗ 1 phần bánh xe trên vỉa hè phần còn lại dưới lòng đường.
Khi đỗ kiểu này, áp lực dồn lên lốp không đều, phần thành lốp ở phía trên bờ nghiêng chịu áp lực lớn, đè lốp biến dạng. Trong thời gian ngắn thì kiểu đỗ này có thể chưa gây hại, nhưng nếu nhiều lần như vậy và đỗ trong thời gian dài, chỗ phù trên lốp sẽ không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.
6. Không sử dụng các phím tắt gắn trên vô lăng
Với những phím tắt gắn trên vô lăng, đây là những phát minh hiện đại và công nghệ tích hợp thông minh giúp tài xế có thể sử dụng một cách thuận tiện và an toàn nhất. Khi bạn có thói quen thay đổi các chức năng trên xe thông qua chúng, bạn sẽ ít bị phân tâm khi lái xe trên đường hơn.
7. Xem nhẹ các điểm mù của xe khác
Liên tục ở điểm mù của người lái xe khác trên một con đường nhiều làn làm bạn có thể gặp nhiều nguy hiểm. Hãy cố gắng lùi lại hoặc tăng tốc để tránh khỏi điểm mù càng sớm càng tốt. Nếu không thể tránh khỏi, như có xe ở đằng sau hoặc phía trước thì phải nhấn còi nhắc nhở chiếc xe khác về sự tồn tại của bạn nếu họ có dấu hiệu đi vào làn đường của bạn.
8. Phớt lờ đèn cảnh báo tại bảng táp lô
Lờ đi những cảnh báo trên bảng táp lô xe ô tô cũng chính là lỗi phố biến mà tài xế Việt thường mắc phải nhất. Đã có nhiều tai nạn xảy ra trong quá trình di chuyển, kể cả những tay lái lâu năm, ngoài ra việc lờ đi các dấu hiệu cảnh báo này cũng khiến tuổi thọ của xe giảm đi nhanh chóng.
Khi phát hiện một ký hiệu nào đó tại bảng táp lô đột nhiên phát sáng, hãy lập tức kiểm tra vấn đề nào đang xảy ra đối với xe. Nếu không nắm hết ý nghĩa các thông số này, bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng xe ô tô.
9. Không trả thẳng lái khi đỗ xe
Cũng là một lỗi liên quan đến kỹ năng đỗ xe, nhiều tài xế thường chỉ quan tâm tới việc đỗ xe thành công và hay quên mất việc trả thẳng lái. Nếu chỉ đỗ xe trong một thời gian ngắn, việc không trả thẳng lái cũng không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu để vô lăng lệch trong một khoảng thời gian dài sẽ có ảnh hưởng xấu tới cơ cấu lái và cân bằng động của xe. Hãy giữ thói quen kiểm tra xe một vòng trước khi rời khỏi bãi đỗ.
10. Không để chân trên phanh khi cần
Nhiều tai nạn xảy ra không chỉ bởi người lái xe không phanh đủ sớm, mà còn vì họ phanh không đủ mạnh. Nếu xe của bạn có hệ thống phanh xe khẩn cấp tự động thì lời khuyên là đừng bao giờ tắt nó đi.