Bộ GTVT đang dự thảo Quyết định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô tham gia giao thông và xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu. Theo đó các quy định mới sẽ nâng tiêu chuẩn khí thải đối với các dòng xe này.
Ngoài ra, việc thay đổi lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn này cũng để đồng bộ với lộ trình kiểm soát khí thải xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem thêm: Nâng chuẩn khí thải ôtô tại Việt Nam
Cụ thể là ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 4 từ ngày 1-1-2017 và mức Euro 5 từ 1-1-2022. Tuy nhiên, ôtô tham gia giao thông và xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu vẫn áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải cũ quy định cách đây hơn 10 năm, đến nay đã lạc hậu.
Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xây dựng dự thảo Quyết định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô tham gia giao thông và xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Theo dự thảo, đối với ôtô tham gia giao thông, lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải được đề xuất như sau: Ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng Mức 1.
Ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 1-1-2021. Trong khi đó, ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất sau năm 2008 áp Mức 2 từ ngày 1-1-2020.
Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu được đề xuất như sau: Ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức (động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG, khí tự nhiên nén – CNG và các loại tương tự) áp dụng Mức 4 kể từ ngày 1-1-2020. Ôtô lắp động cơ cháy do nén (động cơ sử dụng nhiên liệu điêzen và các loại tương tự) áp dụng Mức 3 kể từ ngày 1-1-2020.
Theo các báo cáo đánh giá chất lượng không khí, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chỉ số NOx, CO – là các hợp chất có trong khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã vượt mức cho phép từ 1,2 – 1,5 lần, điều này đang gây tác động rất xấu đến sức khỏe người dân.
Bảng giới hạn tối đa cho phép của khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
Thành phần gây ô nhiễm trong khí thải | Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức |
Phương tiện lắp động cơ cháy do nén |
||||||
Ô tô | Mô tô, xe máy | |||||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 1 | Mức 2 | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | |
CO (% thể tích) | 4,5 | 3,5 | 3,0 | 4,5 | – | – | – | |
HC (ppm thể tích): | ||||||||
– Động cơ 4 kỳ | 1.200 | 800 | 600 | 1.500 | 1.200 | – | – | – |
– Động cơ 2 kỳ | 7.800 | 7.800 | 7.800 | 10.000 | 7.800 | – | – | – |
– Động cơ đặc biệt | 3.300 | 3.300 | 3.300 | – | – | – | ||
Độ khói (% HSU) | – | – | – | – | – | 72 | 60 | 50 |