Có hay không việc Tập đoàn VW có thể phải trải qua một cuộc đại tu lớn?

Sắp tới, Tập đoàn Volkswagen có thể sẽ phải trải qua một sự kiện với quy mô chưa từng có trong lịch sử ngành ôtô.

Theo trang Automobile, “gã khổng lồ” Volkswagen tiết lộ rằng họ sẽ phát hành 70 chiếc xe điện mới vào năm 2028, tăng 50 chiếc so với công bố ban đầu.

Động thái này sẽ làm cho ​​sản lượng xe điện EV tăng vọt từ 15 triệu lên 22 triệu chiếc và đến năm 2025, tập đoàn này sẽ đầu tư hơn 30 tỉ euro vào mảng điện khí hóa.

Đến năm 2030, sự thâm nhập của xe điện vào tất cả các thương hiệu của Tập đoàn VW dự kiến vượt mức 40% và đến năm 2050, công ty đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất ôtô trung tính hoàn toàn không phát thải khí CO2 đối với các sản phẩm và cả quy trình sản xuất. Có vẻ như đây là những mục tiêu đầy tham vọng và để thực hiện được, hãng xe cần có một kế hoạch táo bạo, triệt để.

Đầu năm nay, những thông tin chi tiết đầu tiên của kế hoạch Vision 2030 đã được hội đồng quản trị thông báo xuống cho một số nhà quản lý cấp cao.

Rõ ràng, đề xuất này dựa trên bốn mục tiêu: tái cấu trúc mạng lưới sản xuất toàn cầu, hợp lý hóa các công nghệ chủ lực, tập trung vào các thương hiệu cốt lõi và nhấn mạnh rõ ràng vào mảng xe điện EV, xe tự lái và kỹ thuật số.

Theo báo cáo, các hiệp hội đã bắt đầu chống lại chính sách này vì điều này đương nhiên đòi hỏi phải cắt giảm chi phí đáng kể. Không chỉ vậy, Tập đoàn VW đang bị cường điệu hóa, hoạt động kém hiệu quả và thiếu hụt những nhà tư tưởng tiến bộ thực dụng. Công ty cũng được cho là đang thiếu các chuyên gia kiến ​​trúc điện, chuyên gia phần mềm và chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số.

Ngược lại, các kỹ sư cơ khí và công nhân dây chuyền lắp ráp của Volkswagen lại trở thành gánh nặng tài chính, đặc biệt khi so sánh với các công ty Lean Start-up (khởi nghiệp tinh gọn) – chẳng hạn như Tesla.

Trong tương lai, tập đoàn sẽ hợp tác với ba nền tảng của ba hãng xe điện EV hoàn toàn mới, đó là MEB (xe cỡ nhỏ đến cỡ trung; do VW phát triển), PPE (xe cỡ trung đến cỡ lớn; do Audi và Porsche hợp tác phát triển) và J1 (nền tảng xe hiệu suất; Porsche Taycan, Audi e-tron GT).

Những chiếc EV này sẽ dần dần tiếp quản danh mục động cơ đốt trong, với các biến thể động cơ giảm tới 60%, tùy thuộc vào thương hiệu. Hộp số tay cũng sẽ giảm dần.

Herbert Diess – Chủ tịch Tập đoàn VW – cho biết: “Về lâu dài, chúng tôi muốn thu hẹp lại danh mục đầu tư của các mẫu xe truyền thống và thay vào đó tập trung cho đội hình xe điện EV đang phát triển nhanh. Với dòng xe ID, Volkswagen sắp chứng minh những lợi ích của việc hợp nhất sự đa dạng hóa và tiêu chuẩn hóa”.

Tập đoàn Volkswagen có thể phải trải qua một cuộc đại tu lớn? 3

Nói về những khó khăn, theo các nguồn tin tại Wolfsburg, chỉ có Volkswagen, Audi và Porsche có khả năng tồn tại lâu dài với hình thức hoạt động hiện tại, trong khi các thương hiệu còn lại có thể bị sáp nhập, đổi mới hoặc bán ra.

Những người trong cuộc cũng nhấn mạnh rằng sẽ có kế hoạch tạo ra một thương hiệu mới, giống như Tesla, sẽ chỉ độc quyền về xe điện.

Điều đó có nghĩa là các thương hiệu như Bugatti, Bentley, Lamborghini, Italdesign và Ducati có thể không còn là một phần của Tập đoàn Volkswagen nữa.

Italdesign và Ducati được đồn đoán sẽ sớm tách nhau, Bugatti có thể được tặng cho Ferdinand Piëch (cựu giám đốc của Tập đoàn VW), và tương lai của Bentley cũng không chắc chắn. Tuy nhiên, Lamborghini có thể có cơ hội thứ hai dưới thời Audi hoặc Porsche.

Theo một chiến lược gia cao cấp, thương hiệu Bentley kết hợp tất cả những giá trị sai của thương hiệu cùng với thiết kế cũ của thế giới và những kỹ thuật thông thường. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại phải đầu tư vào một doanh nghiệp lạc hậu khi bạn có thể hỗ trợ cho một tên tuổi có thể tạo ra xu hướng?

Mặc dù vẫn chưa được xác nhận nhưng vẫn có một kế hoạch B dành cho Bentley, đó là giữ nguyên như vậy cho đến khi một nhà đầu tư, rất có thể sẽ đến từ Trung Quốc, phát triển và kéo hãng này theo. Báo cáo của Automobile cho biết thêm, cả nền tảng PPE và J1 đều không phải là một phần ADN của Bentley.

Trên giấy tờ, Lamborghini thuộc về Audi, nhưng thực tế là Porsche đã “giật dây” khá nhiều trong quá trình đàm phán. Mặc dù chiếc Aventador mới được hội đồng quản trị phê duyệt, ông Bram Schot – Giám đốc điều hành của Audi – cho biết đây chỉ là một hình thức, đồng thời ông Diess cũng nói thêm: “Tôi không nghĩ sẽ trang bị cho mỗi mẫu xe thể thao một hệ thống truyền động riêng”.

Rõ ràng, các thành viên của Tập đoàn VW hiện đang thích một “bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng” hơn là một “cánh đồng đầy hoa dại”. Tuy nhiên, những mẫu xe quý hiếm và kỳ lạ chỉ có thể tồn tại cùng với đam mê của nhà sản xuất. Lợi tức đầu tư vẫn là ưu tiên hàng đầu, trong khi việc đầu tư kém hiệu quả kéo dài sẽ dẫn đến không ít lo ngại (chẳng hạn như Bentley và Lamborghini).

Tập đoàn VW hiện được định giá khoảng 80 tỉ euro nhưng Diess nghĩ rằng ông có thể tăng gấp đôi con số này bằng cách đưa ra các quyết định táo bạo, chẳng hạn như chuyển từ việc tập trung mạnh vào các thương hiệu cổ điển sang các liên doanh hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là biến cái gọi là thương hiệu đô thị trở thành một mô hình kinh doanh vững chắc. Mặc dù xe ôtô thành phố có thể được trang bị bộ pin nhỏ hơn và phạm vi hoạt động không quá 160km, nhưng VW sẽ cần một cơ sở sản xuất giá rẻ (rất có thể ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Nga), một đối tác mạnh và nhà cung ứng tốt để đạt được tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu là 6%.

Cho đến nay, liên doanh này dường như không thực tế do hiện nay, hoạt động kinh doanh xe của hãng đang gần như không hòa vốn.

Quay trở lại bộ ba nền tảng (MEB, PPE và J1), một số thương hiệu trong danh mục sẽ sử dụng những nền tảng này làm cơ sở cho những mẫu xe sắp ra mắt.

Đó có thể là chiếc Audi TTE Coupé/Roadster, Porsche Boxster và Cayman thế hệ mới, dòng Lamborghini Urraco tái sinh, chiếc crossover 2 + 2 cao cấp của Audi (dựa trên J1; do Porsche phát triển), chiếc crossover grand touring Bentley cực kỳ sang trọng (cũng dựa trên J1), cũng như chiếc hypercar 1.341 mã lực / mô-men xoắn 1.500Nm Porsche/Lamborghini với nguồn pin trạng thái rắn.

Exit mobile version