Thuế ôtô nhập khẩu về 0% cận kề, tranh cãi vẫn nổ ra gay gắt tìm hướng đi cho doanh nghiệp ôtô Việt

Bộ Tài chính mới đây đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ôtô về 0%. Qua đó nhằm giúp các hãng sản xuất ôtô trong nước giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá xe, tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu.

Điều kiện để được hưởng thuế suất 0% là linh kiện không sản xuất được ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng nhiều điều kiện khác như sản lượng tối thiểu phải đạt từ 34.000 xe/năm.

DN-Thue-oto-nhap-khau-Tin-151117-1

Thế nhưng đề xuất này đưa ra thì nổ ra tranh cãi gay gắt. Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) không tán đồng với đề xuất trên. Ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA, cho rằng nên giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện từ năm 2018 cho tất cả nhà sản xuất ôtô và các nhà sản xuất linh kiện ôtô mà không gắn với điều kiện về sản lượng, tỷ lệ nội địa hóa. Lý do là từ năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN bằng 0%, nếu tiếp tục duy trì chính sách thuế nhập khẩu linh kiện như hiện nay sẽ trở thành chính sách thuế hỗ trợ nhập khẩu thay vì khuyến khích sản xuất, lắp ráp trong nước.

Tập đoàn Thành Công hợp tác cùng Tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc trong việc liên doanh, mở rộng sản xuất lắp ráp xe du lịch Hyundai tại Việt Nam.

Trước sự phản ứng mạnh mẽ ấy, Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm nếu giảm thuế không gắn với yêu cầu về sản lượng và tỷ lệ nội địa hóa thì khó duy trì được ngành công nghiệp ôtô. Bà Nguyễn Thanh Hằng, Vụ phó Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính, nói: “Các DN, hiệp hội đề nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện trong khi lại muốn phát triển công nghiệp phụ trợ. Đó là nghịch lý. Tôi khá thất vọng với các giải pháp mà VAMA nêu ra. Thực tế từ năm 2004 đến nay dù nhận nhiều ưu đãi, tại sao nội địa hóa vẫn thấp? Vậy các DN có thực sự muốn nâng nội địa hóa hay không? Muốn làm công nghiệp hỗ trợ hay không?”.

Theo một số đại diện doanh nghiệp ôtô, thời điểm năm 2018 không chỉ là cuộc đấu giữa các hãng xe trong nước và nhập khẩu mà còn là cuộc chiến giữa các nước trong khối ASEAN như Indonesia, Thái Lan. Những nước này đang hỗ trợ rất nhiều cho các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô của họ để tận dụng cơ hội thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN về 0%. Vì vậy, giờ không phải là lúc ngồi tranh cãi mà cần có hướng đi xác định.

Ssangyong vừa chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 10 vừa qua.

Từ đầu năm 2018, tức chỉ còn hơn một tháng rưỡi nữa, làn sóng ôtô nhập khẩu giá rẻ từ các nước ASEAN có thể sẽ đổ vào Việt Nam do thuế giảm từ 30% xuống còn 0%. Các nhà sản xuất ôtô của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đối với dòng sản phẩm nhập từ Thái Lan và Indonesia vốn có lợi thế cạnh tranh về chi phí. Vì vậy việc miễn, giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất. Thế nhưng cho đến thời điểm này, giữa các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Exit mobile version