Xe điện không gây ô nhiễm môi trường?

xe điện ô nhiễm môi trường

Theo kết quả báo cáo từ nghiên cứu do Chính phủ Anh thực hiện và công bố mới đây về vấn đề tác động của ô nhiễm không khí với sức khoẻ con người khi tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông cho biết, mặc dù động cơ điện không phát thải, nhưng các bộ phận cấu thành nên chiếc xe vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Theo báo cáo, mặc dù ô tô điện không phát thải nhưng phanh và lốp xe,… lại là các bộ phận tạo bụi mịn PM2,5 và PM10 có tác động nguy hiểm đến sức khoẻ con người, do quá trình bào mòn tự nhiên trong quá trình xe vận hành. Bởi vậy, xe điện không thể giúp chấm dứt hoàn toàn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Báo cáo thể hiện rõ, tỷ lệ hạt NEE (khí thải dạng hạt phát ra từ các lốp xe mòn, phanh và ma sát với mặt đường) chỉ chiếm dưới 10% phát thải dạng hạt (PM). Nhưng khi xe điện trở nên phổ biến, thì hạt NEE sẽ tăng cao.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, khí thải từ các ống xả đóng góp 1% vào tỉ lệ bụi mịn PM10 và 2% tỉ lệ bụi mịn PM2,5, trong khi tỉ lệ này từ phát thải do phanh và lốp mòn gây ra là 2% cho PM10 và PM2,5.

Tại 15 con đường được khảo sát tại Anh, tỷ lệ phát thải PM10 là 4% và PM2,5 là 5%, tỷ lệ phát thải do lốp mòn và phanh là 11% đối với hạt PM10 và 8% đối với hạt PM2,5 và tỉ lệ phát thải do ma sát là 4% với cả hạt PM10 và PM2,5.

Cả 2 loại hạt PM1,5 và PM10 đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người thông qua hệ hô hấp. Các loại bụi mịn này có thể gây ra các bệnh lý về hô hấp hay tim mạch như hen suyễn và ung thư phổi.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 ghi nhận, mỗi năm trên toàn thế giới có tới 7 triệu người chết vì ô nhiễm bụi mịn, trong đó bụi mịn PM2,5 có khả năng gây tử vong cao hơn so với hạt PM10.

Exit mobile version