Tuyến đường nối từ sân bay Stockholm Arlanda đến trung tâm hậu cần PostNord có chiều dài 2km, chia thành các đoạn nhỏ 50m. Mỗi đoạn đường chỉ hoạt động khi có phương tiện đi lên. Nếu không, quá trình sạc sẽ ngừng lại.
Con đường được trang bị đường ray năng lượng. Xe cộ kết nối với đường ray qua chiếc cần động dưới gầm xe để lấy điện, khi acquy đầy, cần tự động nhấc lên, ngắt kết nối. Mức năng lượng tiêu thụ được tính toán và cộng vào hóa đơn tiền điện hàng tháng của người dùng.
Ông Hans Säll – Giám đốc điều hành Tập đoàn eRoadArlanda đứng sau dự án này chia sẻ: “Tất cả phương tiện và đường sá hiện tại có thể điều chỉnh để tận dụng công nghệ này. Không có điện trên mặt đường. Điện chỉ tồn tại trên 2 đường ray như ổ cắm trên tường, sâu xuống 5-6cm là nơi có dòng điện. Nếu đường ngập trong nước biển, sẽ tồn tại điện trên mặt đường với hiệu điện thế 1V. Bạn có thể đi chân không lên đó. Nếu chúng ta có thể điện hóa 20.000km đường cao tốc ở Thụy Điển, tôi tin sẽ đủ. Khoảng cách giữa 2 cao tốc thường không xa hơn 45km, xe điện có thể di chuyển trên đoạn đường đó mà không cần sạc”.
Quá trình trên được đánh giá là thuận tiện hơn những hình thức sạc điện thông thường. Chi phí để xây dựng ở mức 1 triệu Euro/km (tương đương hơn 28 tỉ đồng/km).
Chịu trách nhiệm thực hiện dự án là tập đoàn eRoadArrlanda. Ông Hans Sall – Giám đốc điều hành Tập đoàn eRoadArrlanda – cho biết: “Trên mặt đường không có điện, hai đường ray đóng vai trò như những ổ cắm trên tường nhà. Ngay cả khi đường bị ngập nước, hiệu điện thế trên mặt đường cũng chỉ 1V.”
Công nghệ hứa hẹn giúp cắt giảm chi phí phát triển xe điện do các nhà sản xuất có thể sử dụng những loại pin nhỏ hơn. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của xe hybrid cũng được cải thiện. Đường sạc điện là một trong những dự án nằm trong mục tiêu của Thụy Điển về việc cắt giảm tình trạng ô nhiễm không khí mà “thủ phạm” chính là các phương tiện giao thông.
Đại diện chính quyền cấp bộ có mặt tại lễ khánh thành tuyến đường này cho biết đang thảo luận với Berlin (Đức) về khả năng kết nối trong tương lai.