Với hơn 320 chiếc trong tổng số 500 chiếc đã được bán ra, siêu xe Chiron đã là một thành công lớn của Bugatti, do đó hãng siêu xe này không vội vã chứng tỏ rằng đó là siêu xe nhanh nhất thế giới.
Vị tân CEO của Bugatti, Stephan Winkelmann, người từng đảm nhiệm vị trí CEO lamborghini và Audi Sport đã trả lời phỏng vấn với kênh CNBC, “Tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng thử tốc độ không phải là ưu tiên của tôi. Tôi có rất nhiều việc để làm, tôi thậm chí không biết chiếc xe của chúng tôi có thể đi nhanh như thế nào”.
Rõ ràng, Giám đốc điều hành của Bugatti muốn khéo léo từ chối đề cập đến tốc độ nhanh nhất của Chiron dù rất nhiều tín đồ tốc độ trên thế giới đang tò mò muốn biết.
Động thái của vị CEO Bugatti được cho là khá thông minh khi rất nhiều hãng siêu xe trên thế giới luôn “nghía” ngôi vị Ông hoàng tốc độ mà giới hâm mộ siêu xe trên thế giới phong cho Bugatti Veyron và nay là Chiron.
Hãng siêu xe Thụy Điển Koenigsegg từng chứng minh với thế giới bằng việc đưa siêu xe Agera RS. 447,2km/g vào năm ngoái và tốc độ 457,5km/g trong lần chạy thứ hai trên sa mạc Nevada, Mỹ vào đấu năm nay. Vượt qua kỷ lục 431km/g của Bugatti Veyron Super Sport lập nên vào năm 2010.
Koenigsegg cũng đã vượt qua được kỷ lục 0 – 400 – 0km/g của Bugatti Chiron bằng cách chạy nhanh hơn 5,5 giây với siêu xe Agera RS.
Bugatti Chiron nổi tiếng là mẫu xe thương mại nhanh, mạnh và đắt tiền hàng đầu trên thế giới hiện nay. Chiron sở hữu khối động cơ W16, dung tích 8.0 lít, đi kèm bốn bộ tăng áp tạo ra sức mạnh tới 1.500 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.600Nm. Sức mạnh được truyền tới bánh thông qua hộp số ly hợp kép bảy cấp. Chiron có khả năng tăng tốc từ 0 – 100km/g trong 2,5 giây, 0 – 200km/g trong 6,5 giây và 0 – 300km/g trong 13,6 giây.
Bugatti Chiron có giá bán khởi điểm 2,6 triệu USD, tương đương gần 60 tỉ đồng.