Đối với một số tài xế lái xe, phanh tay ô tô hoạt động lúc xe dừng hẳn giúp xe không bị lăn bánh khi dừng hay đỗ, bên cạnh đó phanh tay còn có một số tác dụng quan trọng khi lưu thông trên đường. Dưới đây là cách sử dụng phanh tay ô tô đúng cách.
Tác dụng chính của phanh tay ô tô không gì khác chính là việc giữ chiếc xe đứng yên, không bị trôi khi dừng đỗ nhất là trên các con dốc. Bạn chỉ việc chỉ việc đạp phanh chân rồi kéo tay phanh lên (phanh cơ) hoặc gạt lẫy cho cho đến khi thấy sáng đèn báo (phanh điện tử) sau đó đưa cần số xe về P rất đơn giản.
Đối với những mẫu xe số sàn ít khi được trang bị công nghệ khởi hành ngang dốc, phanh tay còn mang vai trò hỗ trợ giúp chiếc xe khởi hành ngang dốc với các thao tác: đạp hết côn → kéo phanh tay → nhả côn từ từ đồng thời đạp nhẹ chân ga cho đến khi xe rung rung → nhả phanh tay. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản thường được dạy ở các trường lái xe và có trong bài thi sát hạch.
Ngoài ra, phanh tay còn được sử dụng để thực hiện các pha drift thần thánh với những thao tác cơ bản như: người lái tiến vào khúc cua đánh lái đột ngột và kéo phanh tay đột ngột để khóa bánh sau, phần đuôi xe sẽ quay trượt tạo nên cú drift ngoạn mục. Vậy sử dụng phanh tay ô tô thế nào cho đúng?
Khởi hành ngang dốc
Đối với các cánh tài xế mới khi cần đề-pa ngang dốc, phanh tay giúp ích rất nhiều cho việc này. Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, tài xế cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi. Tiếp tục nhả côn, đạp chân ga nhẹ nhàng tới khi có cảm giác xe bắt đầu di chuyển thì hạ phanh tay (vẫn ga) để xe tiến về trước.
Đối với xe số tự động (xe không có hỗ trợ khởi hành ngang dốc), trường hợp ở dốc cao phải dừng đột ngột lái xe kéo phanh tay, đạp ga rồi từ từ hạ phanh tay.
Dừng đèn đỏ
Ở mặt đường bằng phẳng trường hợp ô tô dừng đèn đỏ hơn 10 giây, lái xe có thể về số N và kéo phanh tay. Thao tác này giúp lái xe có thể nghỉ chân trong giây lát, hiệu quả cao với những người phải lái xe liên tục nhiều giờ. Đây cũng là cách tránh tình trạng ảo giác xe trôi khi lái xe chỉ về số N.
Trường hợp khẩn cấp
Trong trường hợp đặc biệt, khi không may phanh chân hỏng phanh tay là phương án cuối cùng mà bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên sử dụng trong khi bất khả kháng. Vì nếu bất ngờ kéo phanh tay khi xe đang chạy lực phanh chỉ có ở 2 bánh sau sẽ gây hiện tượng trượt bánh, khiến xe xoay vòng, diễn biến xảy ra tiếp theo rất khó kiểm soát.
Loại phanh này thường dùng để dừng xe hơi khẩn cấp dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nhớ giữ núm nhả, vì nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái mỗi khi thấy xe có hiện tượng này cần nhả phanh tay ngay.
Cuối cùng, driff như trong phim
Tài xế có thể trải nghiệm những tình huống trượt bánh (driff) như trong phim ảnh bằng cách sử dụng phanh tay. Tuy không khuyến khích nhưng nếu trong điều kiện an toàn, đây là một trải nghiệm thú vị. Để thực hiện lái xe cần luyện tập và chọn địa điểm vắng, đủ rộng, không có người qua lại.
Khi thực hiện, lái ô tô vào cua quanh tâm điểm và kéo phanh tay để xe có thể tạo góc quay 180 độ. Khi vào cua 180 độ xe sẽ văng, lúc này cần đánh lái ngược lại, ở tốc độ 48–64 km/h kéo mạnh phanh tay để tạo lực văng cho xe. Cố gắng kiểm soát xe cho đến khi dừng lại. Tăng tốc từ từ cho đến khi bạn cảm thấy làm chủ được cú drift. Tiếp tục cố gắng cho xe quay đúng 180 độ.
Thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng
Một điều nữa mà các lái xế nên chú ý là phải thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh tay ô tô chống rỉ sét sau khi đi mưa, tránh hiện tượng kẹt phanh.
Phần lớn phanh tay ô tô hiện nay sử dụng cơ cấu truyền động cơ khí thuần túy, nên vấn đề phổ biến của phanh tay là kẹt cứng do cáp khô dầu, khớp cơ khí hoen rỉ vì oxy hóa do lâu ngày phanh không được sử dụng, má phanh không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh tay ô tô ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác.
Kẹt phanh tay thường xuất hiện ở các xe đời cũ khi mà các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng rỉ sét, đặc biệt là sau khi đi mưa. Trên các loại xe du lịch hoặc xe tải nhẹ, phanh tay được dẫn truyền bằng hệ thống thủy lực với bầu trợ lực khí nén. Vấn đề của hệ thống này là hiện tượng dầu có lẫn bọt khí làm giảm hiệu suất truyền lực trong hệ thống phanh dẫn tới phanh không ăn và nhanh hỏng dầu.