Ngoài việc khiến xe trông bắt mắt hơn, bộ mâm lớn hơn, lớp mỏng hơn còn thay đổi đáng kể tính năng vận hành của chiếc xe. Tuy nhiên, thấy nhều thắc mắc, tranh cãi nhiều quá, em mạo muội tổng hợp một số vấn đề v/v thay đổi kích cỡ mâm lốp sao cho phù hợp!
Trước khi độ mâm, lốp thì các bác vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất đưa ra vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống phanh, hệ thống treo và truyền lực. Mâm lốp to lên chắc chắn phanh sẽ kém ăn hơn, láp chịu momen xoắn lớn hơn dễ gãy( đừng đạp kick-down như em là được), tỷ số truyền thay đổi dẫn đến chế độ sang số cũng thay đổi theo, công tơ mét và các chỉ số tiêu thụ nhiên liệu thay đổi tất…
Tuy nhiên các bác đừng lo lắng quá, hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề sau nhé:
A. Mâm xe
Những thuật ngữ chuyên môn cần biết
- Wheel Diameter: Đường kính mâm, kích thước này thường tăng lên theo từng inch một (tức là 15″, 16″, 17″,.. 22″…) nhưng một số nhà sản xuất cũng đưa ra đường kính 16.5″, nhìn chung là hiếm.
- Wheel Width: Là độ rộng của mâm, chính là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm. Kích thước này thường tăng lên theo từng 1/2″ (tức là 7.5″, 8″).
- Wheel Center: Là đường chính giữa của mâm tính theo độ rộng.
- Offset: Là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe.
– Offset = 0 (Zero Offset). Cho thấy bề mặt tiếp xúc này nằm trên đường chính giữa mâm.
– Negative Offset: Offset âm nghĩa là bề mặt tiếp xúc ở phía sau (hay ở bên trong) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu sau tiêu chuẩn và trên các loại mâm đảo_Offset âm thì lốp xe thường chìa ra bên ngoài lồng chắn bùn và thường được sử dụng trong các loại xe địa hình cần lốp xe rộng. (loại này các bác khỏi cần độ space)
– Positive Offset: Offset dương (ngược lại với âm) bề mặt tiếp xúc ở phía trước (hay ở bên ngoài) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu trước. - Backspacing: Khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm. Con số này có quan hệ chặt chẽ với offset (không cần đo cũng có thể tính gần đúng chỉ số backspacing với công thức [Độ rộng mâm/2] + [Offset] + [khoảng 1/4″]).
- Centerbore: Centerbore của mâm là kích thước lỗ trống phía sau của mâm giúp đặt mâm ngay ngắn vào trục bánh xe. Lỗ trống này được tiện chính xác để vừa khít vào trục bánh xe giúp bánh ngay ngắn, giảm thiểu nguy cơ rung lắc.
- Bolt Circle: Vòng bulông, còn được gọi là PCD (Pattern Circle Diameter). Vòng bulông thể hiện đường kính của vòng tròn tưởng tượng đi qua điểm chính giữa của các lỗ lắp bulông.
- Những yếu tố mà bạn cần tính đến nữa là đường kính bánh xe và loại tắckê. Loại tắckê ở đây là nói đến số lỗ bắt tắckê để gắn bánh xe vào xe. (như ếch là 5 cái)
B. Lốp xe
Bên cạnh việc thay đổi mâm thì tất nhiên phải thay đổi lốp mới cho phù hợp. Khi đã thay mâm to hơn chắc chắn bạn sẽ phải lắp loại lốp có chiều dày mỏng hơn để lắp vừa hốc lốp, việc này làm cho khả năng chịu va đập kém đi nhiều. Trên thành lốp có đầy đủ thông tin từ dạng cơ bản nhất tới rắc rối nhất. Tên hãng sản xuất và tên lốp rất dễ nhận biết, đôi khi chúng còn được in bằng chữ trắng nổi bật.
Một dãy số dễ thấy nữa có thể như sau: P205/60SR15
Chữ cái đầu tiên “P” cho thấy đây là lốp xe passenger car (thuật ngữ dùng để chỉ các loại xe 7 chỗ ngồi trở xuống, không kể xe tải).
Chữ số đầu tiên trong dãy là chiều rộng lốp (tính bằng mm), ở đây là 205 mm. Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chữ số thứ nhì là tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 60% của 205.
Theo quy ước, chữ S tiếp theo chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 112 mph (miles per hour), tức là tương đương 180 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái. Lốp xe sedan thường không được xếp cao hơn chữ “S”, trong khi một chiếc xe thể thao như Ferrari có thể sử dụng loại lốp xếp hạng tối đa là “Z”.
Q 99 mph (160 km/h)
S 112 mph (180 km/h)
T 118 mph (190 km/h)
U 124 mph (200 km/h)
H 130 mph (210 km/h)
V 149 mph (240 km/h)
Z trên 149 mph (trên 240 km/h)
Kế tiếp, chữ “R” cho biết đây là lốp radial, một thiết kế cao cấp hơn loại lốp bias (lốp mành chéo) thường sử dụng. Chữ số cuối cùng là chỉ đường kính của vành xe. Ví dụ trên cho thấy đây là chiếc lốp dùng cho loại vành 15 inch (381 mm). Đôi khi chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Ví dụ lốp có ký hiệu P205/60R15 85S.
“85S” cho biết lốp này chịu được trọng tải 1.135 pound (515 kg) và nó được xếp ở tốc độ “S”. Có nghĩa là cả 4 lốp xe có thể chở tối đa trọng lượng gấp 4 lần, bằng 4.540 pound (2.060 kg) tại tốc độ 180 km/h.
Một vài loại lốp của xe tải nhẹ sử dụng một hệ thống kích thước hơi khác, ví dụ LT 31X10.5R15.
Hai chữ đầu là để chỉ loại xe tải nhẹ (light truck – xe trọng tải dưới một tấn). Số đầu tiên là đường kính lốp tính theo đơn vị inch, ở đây là 31 inch (787,4 mm). Số thứ nhì là độ rộng bề mặt lốp, cũng tính theo inch (10,5 inch = 266,7 mm). Chữ “R” cho biết đây là lốp radial. Số 15 chỉ đường kính của vành xe, tức là lốp này phù hợp với vành xe 15 inch.
Túm cái váy lại, cứ vào trang [https://tiresize.com/comparison/] mà nhập thông số cần chuyển đổi cho khỏi nhức cái đầu, size 1 là thông số zin của các bác, size 2 là thông số các bác muốn thay đổi, đừng nhìn lung tung chi cho nhức đầu, chỉ cần các bác lưu ý 2 phần: vòng quay/dặm và lỗi đồng hồ tốc độ (em bôi vòng tròn đen) cứ thông số nhỏ nhất có thể là chơi thôi ngại gì mưa rơi ! thông số ấy nên nhỏ hơn hoặc bằng 2
Trong hình xem em zin 235/70/16 đã lên 255/55/18 cảm nhận sau khi thay:
– Ưu điểm: nhìn manly hơn, chạy nhanh phê hơn, bo cua đã hơn, cảm giác lái đê mê hơn và chưa bị nhưng em nghĩ nếu bị nổ lốp thì vẫn đỡ hơn cái thành cao zin 55 so với 70
– Khuyết điểm: ồn hơn, chạy chậm chán lắm, đề pa chậm, tốn nhiên liệu, có thể ảnh hưởng hệ thống lái (đang theo dõi)